Mặt anh xấu, nhưng chất anh ngon
Ở trên đất liền chúng ta có gà đi bộ, thì ở dưới nước chúng ta có cá mặt quỷ "đi bộ". Loài cá này sống ở tầng nước sâu, chủ yếu được khai thác ở Bắc Đại Tây Dương từ ven biển Na Uy đến Địa Trung Hải. Thay vì bơi, chúng sử dụng vây để "đi bộ" dọc theo đáy đại dương và tìm kiếm con mồi. Hẳn là vì vậy nên thịt cá khá chắc như thịt gà
Mỗi con cá chứa hai miếng phi lê dày, thường nặng từ một đến bốn pound, ở hai bên xương sống. Đuôi được đánh giá cao vì độ mềm và hương vị nhẹ, và là phần của cá thường được bán nhất. Theo miêu tả trên các diễn đàn mạng, khi phi lê, thịt cá mặt quỷ có màu trắng sáng, kết cấu và cảm giác ngon miệng thường được so sánh với tôm hùm nấu chín.
Vừa giống thịt gà vừa giống tôm hùm, vậy thì 80% là nó phải ngon rồi.
Cá mặt quỷ được chế biến như thế nào?
Bạn có vô vàn cách để chế biến loại cá này: nướng, chiên, luộc, áp chảo,... dùng kèm nước sốt. Do kết cấu thịt chắc chắn nên khi nướng lên vẫn sẽ giữ được hương vị tuyệt hảo, vì nó sẽ không bị vỡ như những loại cá khác. Nó cũng có thể được phục vụ trong súp, nhưng khó chế biến, chỉ nên làm thịt vừa chín tới, không nên chín quá sẽ mất độ ngon.
Ngoài ra, ở Hàn Quốc, loại cá này chính là "Ngôi sao" của món Agujjim hay agwijjim - món cá cay nấu cùng giá đỗ. Món ăn này thường được dùng phổ biến trong bữa cơm thường ngày của người Hàn Quốc. Blog ẩm thực Korean Bapsang miêu tả món cá này có phần thịt trắng, mềm quyện với nước sốt cay sền sệt, màu đỏ thẫm, trộn với phần giá đỗ giòn tạo hương vị đậm đà.
Có 1 funfact là ở Mỹ, người dân gọi cá mặt quỷ là "tôm hùm dành cho người nghèo". Thật chứ, con cá mặt quỷ mà biết nói tiếng người, chắc chắn nó sẽ mắng ngay đứa nào chế ra loại nickname này.
Người ta xấu nhưng ngon nha.
Do cá có kết cấu chắc thịt, hương vị ngọt nhẹ, thường được dùng trong các món ăn hảo hạng và các món ăn Pháp. Đặc biệt cá tươi thường không có vị "tanh mặn mòi biển cả". Cũng từ lý do này mà nó bị kéo vào câu chuyện drama gần đây.
Nhật Bản cũng thường dùng loại cá này để chế biến món temaki (cuộn tay) hoặc nigiri sushi.
Du lịch Hàn Quốc thì mua được cá mặt quỷ ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng mua được loại cá này ở các khu chợ hải sản Hàn Quốc. Và với tinh thần yêu cái đẹp từ những điều nhỏ nhặt nhất, người bán hàng thường sơ chế và loại bỏ phần đầu cá đầy ám ảnh đối với người già và trẻ nhỏ. Thân cá trắng phau như Ngọc Trinh sẽ được cắt khúc nhỏ khi khách hàng yêu cầu.
Khi nấu agujjim, cá cũng thường được để nguyên con, tương tự như cách chế biến cá chép om dưa của người Việt. Hương vị đặc trưng với phần sốt cay quyện lớp thịt chắc ngọt của cá mặt quỷ và vị thanh, giòn của giá đỗ. Tại các nhà hàng, agujjim thường được phục vụ nguyên con, phù hợp để thưởng thức trong bữa ăn hội nhóm. Theo blog ẩm thực Korean Bapsang, món ăn này có mức giá không hề rẻ.
Công thức món agujjim là một biến thể từ món haemul jjim (hải sản om cay). Cách làm phần sốt cay tương tự nhau, có điều thành phần chính của agujjim là thịt cá mặt quỷ. Các nguyên liệu khác không thể thiếu trong món ăn này gồm giá đỗ, cải xoong Hàn Quốc (minari) và mực biển (mideodeok). Trong trường hợp không có mực biển, đầu bếp thường thay thế bằng tôm hoặc ngao.
Mai Phương Theo Korean Bapsang
Thực hiện ngay chuyến đi tự túc đến Hàn Quốc, kiểm chứng drama, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi!
Liên hệ đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thủ tục visa, bảo hiểm du lịch tại:
- Văn phòng AST: 57 Trần Quốc Thảo, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM.
- Điện thoại: (028)39 306 999 - Nhánh: 278 – Hotline 24/7: 0888 666 268
- Email: info@ast.com.vn
24/08/2022 4:23:39 CH
-
973